Dầu Thủy Lực là gì? Có mấy loại dầu thủy lực? Cách lựa chọn và sử dụng loại dầu thủy lực hiệu quả nhất

 Dầu thủy lực được biết đến với công dụng giúp cho các hệ thống tuần hoàn và bôi trơn vận hành êm ái và an toàn, kéo dài tuổi thọ động cơ. Ngoài ra, dầu thủy lực còn có đặc tính chống oxi hóa, ngăn ngừa tạo cặn, gỉ sét, có khả năng tách nước, tách bọt, giúp quá trình truyền lực hiệu quả. Tuy nhiên, dầu thủy lực có rất nhiều loại như dầu thủy lực 32, dầu thủy lực 46, dầu thủy lực 68,… và mỗi loại lại thích hợp với hệ thống động cơ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin đầy đủ về dầu thủy lực là gì? có những loại dầu thủy lực nào? Cách lựa chọn và sử dụng dầu thủy lực một cách hiệu quả nhất.

Dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực là tổ hợp các chất hữu cơ tồn tại dưới dạng lỏng và sánh đặc hơn nước. Chế phẩm thường được kỹ thuật viên gọi là “Nhớt”, tiếng anh là Hydraulic Oil. Dầu thủy lực được ví như là máu trong cơ thể, vận chuyển năng lượng đi khắp hệ thống. Chất lỏng này có tác dụng truyền tải áp lực và truyền chuyển động trong hệ thống thủy lực (Hydraulic System), bôi trơn các chi tiết chuyển động, giảm ma sát, làm kín bề mặt hạn chế sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn và giảm nhiệt cho hệ thống.
Dầu thủy lực chủ yếu sử dụng trong hệ thống thủy lực. Hệ thống này bao gồm những chi tiết máy hoạt động trên nguyên lý nén ép các chất lỏng chứa bên trong, giúp truyền lực tốt nhất, tạo ra khả năng nâng hạ những vật có khối lượng lớn hoặc ép cứng nguyên liệu trong sản xuất.

Ngoài ra, chế phẩm dầu thủy lực còn được sử dụng trong các thiết bị công nghiệp tại các nhà máy, phân xưởng, kho sản xuất, sử dụng cho các hệ thống truyền lực bằng chất lỏng như Pít tông, Xylanh, bơm, bánh răng, máy ép, cán, máy cắt CNC, máy cẩu, cần trục, xe chuyên dụng ngành xây dựng,….

Dầu thủy lực gồm các thành phần dầu khoáng được ưa chuộng nhất, chiếm đến 80% loại dầu thủy lực sử dụng trên thị trường. Chế phẩm thường được kết hợp cùng các chất phụ gia khác tạo nên đặc tính và công dụng khác nhau của mỗi loại nhưng vẫn giữ nguyên các đặc tính cơ bản như nhớt và chống nén.
Các chất phụ gia phổ biến: 
– Chất chống mài mòn giúp bảo vệ bề mặt các chi tiết chịu nhiều ma sát.
Chất chống đông giúp cho dầu thủy lực làm việc được dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ở các nước nhiệt độ thấp hoặc các tàu đi thuyền vùng lạnh, dầu rất dễ đông lại. Chất chống đông giúp dầu giữ được trạng thái lỏng.
– Chất chống oxy hóa giúp tuổi thọ của dầu thủy lực được gia tăng, giảm cặn lắng.
– Chất chống gỉ giúp các chi tiết không xảy ra quá trình han gỉ bề mặt khi sử dụng.

Phân loại dầu thủy lực

Dầu thủy lực gốc khoáng là một trong bốn loại dầu thủy lực được sử dụng trên thị trường: dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy không pha nước và có pha nước.

ác lọai dầu hiện có trên thị trường:
– Dầu thủy lực 15 có chỉ số VG 15. Đây là loại dầu có độ nhớt thấp, sử dụng trong hệ thống trợ lực và phanh xe ô tô.
– Dầu thủy lực 22 có chỉ số VG 22. Loại dầu này sử dụng trong ngàng hàng không.
– Dầu thủy lực 32 có chỉ số VG 32. Đây là loại dầu thường sử dụng cho các máy dụng cụ, truyền tải năng lượng cho máy có công suất nhỏ.
– Dầu thủy lực 46 có chỉ số VG 46. Loại dầu sử dụng cho các máy nâng hạ, máp ép hàng chục tấn có áp suất cao.
– Dầu thủy lực 68 có chỉ số VG 68. Đây là loại dầu sử dụng cho các máy có công suất cao, máy móc thuộc ngành xây dựng như máy xúc, cẩu nâng,….
– Dầu thủy lực 100 có chỉ số VG 100. Loại dầu sử dụng cho các máy công suất siêu lớn, áp suất cực cao.

Những tác dụng chính của dầu thủy lực

Dầu thủy lực giúp truyền tải lực 

Đây là chức năng quan trọng nhất của dầu thủy lực. Sau khi nhận năng lượng từ bơm thủy lực, dầu thủy lực truyền tải lực đi xa thay cho các hệ thống truyền thống như bánh răng, trục vít hay đai xích. Khoảng cách và địa hình phức tạp không còn là vấn đề.
Hơn nữa, dầu thủy lực với các tinh thể dầu có khả năng chịu giãn nở tốt, dễ đàn hồi giúp khuyết đại lực truyền từ các hệ thống truyền động, ít bị vỡ khi chịu lực ép, đảm bảo độ bền và rắn chắc cho hệ thống.

Dầu thủy lực giúp bôi trơn hệ thống 

Bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chuyển đông nếu không được bôi trơn sẽ bị sự ma sát làm mài mòn nhanh chóng. Thiết bị bị mài mòn liên tục sẽ làm hỏng hệ thống. Nhờ khả năng bôi trơn mà các bề mặt trượt trên nhau có sự hỗ trợ của dầu, tiếp xúc với dầu có tuổi thọ cao hơn. Thay vì ma sát làm mòn kim loại thì ma sát sẽ tạo áp lực lên tinh thể dầu.

Dầu thủy lực có tác dụng làm mát 

Các bề mặt chuyển động, ma sát liên tục sẽ sinh nhiệt nóng đến mức làm dừng hoạt động. Dầu thủy lực có tác dụng hấp thụ nhiệt giúp máy móc được làm mát và vận hành trơn tru hơn. Đây là phương pháp làm mát cực kỳ hiệu quả và an toàn.

Dầu thủy lực làm kín hệ thống  

Dầu thủy lực có độ nhớt cao sẽ làm kín được hệ thống. Ngay cả những nơi lắp gioăng phớt vẫn có những kẽ hở không nhìn thấy được. Hơn nữa, môi trường làm việc liên tục với áp suất cao sẽ dễ gây rò rỉ môi chất. Dầu Thủy lực sẽ lấp đầu những chỗ trống đó, tránh làm mất lực của hệ thống.

Dầu thủy lực giúp chống ăn mòn và chống oxy hóa 

Dầu thủy lực gốc khoáng thường được chế thêm các chất phụ gia chống ăn mòn và chống oxi hóa. Trong quá trình vận hành, các thiệt bị bề mặt kim loại dễ dàng bị ăn mòn và han gỉ. Dầu thủy lực như một lớp áp bảo vệ bên ngoài thiết bị bởi những tác nhân gây hại, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Dầu có khả năng chống oxy hóa tốt thì sẽ làm chậm quá trình phân hủy trong dầu, kéo dài thời gian thay dầu và bảo dưỡng máy móc, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Dầu thủy lực phân tách môi trường bên trong và ngoài cho hệ thống 

Như đã giới thiệu ở trên về hệ thống thủy lực, đây là hệ thống có dạng truyền động dùng dầu thủy lực để tạo ra áp lực. Hệ thống này xuất hiện chủ yếu trong ngành chế tạo máy, hàng không,… Dầu giúp phân tách môi trường bên trong và bên ngoài của hệ thống, phân chia môi trường áp suất thấp đầu vào của bơm với môi trường áp suất cao đầu ra của bơm.
Khi dầu bị bẩn mà không được thay mới sẽ gây ra hiện tượng xâm thực, làm hỏng bề mặt tiếp xúc, giảm tuổi thọ hoặc gây hỏng động cơ. Độ nhớt của dầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của hệ thống nên cần chọn loại dầu chất lượng.

Cách kiểm tra dầu thủy lực

Kiểm tra chất lượng dầu thủy lực thường xuyên

– Dầu thủy lực lưu thông tới tất cả các thiết bị bên trong hệ thống nên việc kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng.
– Có thể dự đoán được thời gian cần phải thay dầu.
– Giảm chi phí sửa chữa, tăng độ bền, nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị.

Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng dầu thủy lực như phân tích hạt, trọng lực, phản xạ tia X, hàm lượng nước. Tuy nhiên, phương pháp phân tích hạt hiện đang được đưa ra làm phương pháp chuẩn theo thang đo NAS.

Cách kiểm tra chất lượng dầu thủy lực

Lưu ý trước khi kiểm tra: 
– Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, àm sạch, xì khô để tránh nhiễm nước.
– Lấy dầu khi hệ thống đang hoạt động, vì khi hệ thông đã dừng, cặn dầu sẽ lắng xuống đáy, không thể lấy mẫu đại diện cho tổng thể.

 

Leave Comments

0932 61 29 39
0932612939

bewin999

https://www.clinicainsadof.com/wp-content/upload/ bewin999 horebet dana77 opahoki honda138 ozon88 horebet

syair hk https://my.peppermayo.com/
dodoslot
Bỏ qua